Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.

23/08/2022 14:18 Số lượt xem: 230

Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức, bóc lột, bất công. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình chủ nghĩa xã hội (mà chúng ta gọi là những đặc trưng). Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỹ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng, mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng đã được phác họa với sáu đặc trưng. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển, gồm tám đặc trưng. Trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục xác định tám đặc trưng. Trong đó đặc trưng thứ bẩy là “có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Đại hội XII của Đảng(2016) tiếp tục khảng định, phát triển, cụ thể hóa, chỉ rõ “xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

  Nhà nước ấy phải kế thừa những giá trị trong kiểu tổ chức nhà nước pháp quyền và xã hội công dân với tư cách là giá trị của văn minh nhân loại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Thành quả của công cuộc đổi mới đất nước đã giúp Đảng và Nhà nước ta xác định kiểu tổ chức và hoạt động mang tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là: Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự thống nhất của Trung ương. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp. Trong quan hệ với Nhà nước, Đảng lãnh đạo để Nhà nước phát huy vai trò quản lý của Nhà nước, chứ không bao biện làm thay Nhà nước. Đảng luôn luôn chịu sự giám sát của nhân dân và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

  Đảng ta đã khảng định: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII  khảng định, phát triển và cụ thể hóa đặc trưng thứ bẩy “ có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Đại hội chỉ rõ: “ Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh  việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Xây dựng rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực Nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực Nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền.

  Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao; nhất là đối với việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Chính phủ, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ luật pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

  Trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả nền hành chính quốc gia, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý Nhà nước của mỗi cấp chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt theo luật định.

   Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (1021) chỉ rõ:Tiếp tục “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh...Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ  nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là việc thực thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”, gương mẫu tuân theo pháp luật, kỷ cương và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa”

  Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong đặc trưng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là thành quả của việc vận dụng, phát huy sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay.

                                                                                 Đỗ Ngọc Uẩn

                                                          60-MAI BANG-SUỐI HOA- BẮC NINH