Các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh thực hiện hiệu quả Đề án 938 của Chính phủ

14/09/2022 07:52 Số lượt xem: 223

Ngày 30/6/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 938/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027” (gọi tắt là đề án 938); thực hiện Quyết định 938 của Chính phủ, ngày 06/10/2017 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 311 - KH/UBND. Với mục tiêu chung của Đề án là nâng cao kiến thức, kỹ năng, thực hành của phụ nữ, phát huy vai trò chủ động của phụ nữ trong việc ứng phó và tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, thực hiện hiệu quả mục tiêu của Đề án, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Các đồng chí Thường trực Hội LHPN tỉnh trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Đề án 938

Trong 3 năm triển khai giai đoạn I (2018-2022) Kế hoạch số 311 - KH/UBND của UBND tỉnh, với nhiệm vụ được phân công là cơ quan chủ trì, thường trực của Đề án 938, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan triển khai tổ chức các hoạt động của Kế hoạch và đạt một số kết quả nổi bật:

Về công tác triển khai, phổ biến văn bản:  Hội LHPN tỉnh và 09 sở, ngành, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên, UBND các huyện/thành phố đã ban hành 45 văn bản chỉ đạo liên quan đến các nội dung của Đề án; tổ chức hoạt động triển khai, tập huấn, tuyên truyền, cụ thể hóa mục tiêu trong Kế hoạch gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành.

Về thực thiện các nhiệm vụ của Đề án: 5/5 nhiệm vụ của Đề án 938 được các sở, ban, ngành liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cấp riêng kinh phí của Đề án, đồng thời lồng ghép trong thực hiện các chương trình, kế hoạch hàng năm của ngành với nhiều hoạt động phong phú thiết thực, hiệu quả.

Kết quả thực hiện các mục tiêu của Đề án 938: 6/6 mục tiêu giai đoạn I của Kế hoạch 311- KH/UBND đều đạt và vượt, cụ thể:

+ Mục tiêu 1: đã có 381.569/200.000 lượt hội viên phụ nữ (vượt chỉ tiêu 181.569 người) có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; giáo dục làm cha mẹ; vai trò của phụ nữ trong đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới…

          + Mục tiêu 2: 100% (mục tiêu là 90%) cán bộ chuyên trách các cơ quan tham gia triển khai đề án được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội.

Hội LHPN các cấp từ tỉnh tới cơ sở và các ngành đã tổ chức 18 khóa bồi dưỡng, 50 lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp cận các chủ trương, chính sách, pháp luật mới liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được kịp thời củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động.

+ Mục tiêu 3: Tuyên truyền giáo dục vận động hỗ trợ được 1.326/1.000 (vượt 326 người) đối tượng phụ nữ thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm được lựa chọn tác động có chuyển biến tích cực về hành vi.

Các cấp Hội tích cực phối hợp với ngành Tư pháp, Công an và các ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Ngày hội Phụ nữ với pháp luật”, Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”, hỗ trợ vay vốn, máy may công nghiệp, kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ khó khăn thông qua các mô hình CLB Tình thương và trách nhiệm”, “Phòng chống tệ nạn xã hội”, “CLB đồng cảm”... người vi phạm pháp luật, TNXH tái hòa nhập cộng đồng được tổ chức Hội giúp cho vay vốn cho 1.326 (vượt 326 người) hội viên, phụ nữ, trẻ em gái thuộc đối tượng mắc TNXH, hết thời hạn tù giam trở về địa phương, Phụ nữ mắc HIV/ADIS, Phụ nữ bị bạo lực gia đình, Trẻ em bị XHTD... trang bị kiến thức cho gần 5.000 hội viên, phụ nữ, trẻ em về giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật của Nhà nước.

+ Mục tiêu 4: đã có 279.069 (vượt 129.069 lượt) lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ, học sinh được tiếp cận các kiến thức về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em...

Các cấp, các ngành đã phát huy được vai trò, trách nhiệm, sẵn sàng lên tiếng trong các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em bị bạo lực xâm hại; Hội LHPN các cấp và các ngành đã phối hợp, lên tiếng bảo vệ, can thiệp hỗ trợ 418 phụ nữ và 22 trẻ em bị bạo lực gia đình và xâm hại.

+ Mục tiêu 5: Hằng năm, không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp.

Các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, vụ xâm hại trẻ em được các cấp Hội phụ nữ và các ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc lên tiếng, phối hợp cùng lực lượng chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Mục tiêu 6: 126/126 (đạt 100% chỉ tiêu) xã, phường, thị trấn đều có ít nhất 1 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên có thể nhân rộng như: mô hình an toàn thực phẩm, mô hình phòng chống bạo lực gia đình, mô hình giáo dục cha mẹ nuôi dạy con tốt... Cùng với đó, tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kết nối hội viên phụ nữ tham gia các mô hình nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan.

Về công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng: Hội LHPN tỉnh và các Sở, ngành đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới bằng nhiều hình thức. Kết quả có 2.123 tin bài, 15 phóng sự phát trên Đài Phát thanh và Truyền tỉnh, 23.334 tin bài được phát trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; cấp phát 150.000 tờ rơi, tờ gấp, 40.840 sổ tay. Tổ chức 1.253 buổi tập huấn, hội nghị, tư vấn, nói chuyện chuyên đề; 42 cuộc hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, hội thi và triển lãm. Cấp tỉnh tổ chức 02 Hội nghị “Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ, đối thoại với phụ nữ, doanh nhân nữ”; năm 2022 tổ chức chuỗi các hoạt động chào mừng ngày Gia đình Việt Nam (Liên  hoan dân vũ thể thao, sơ kết Đề án 938 và 939 của Chính phủ, phát động chương trình “ Mẹ đỡ đầu- Kết nối yêu thương”, ...); cấp huyện: tổ chức 05 cuộc, cấp cơ sở tổ chức 61 hội nghị hội nghị đối thoại, đã có 1000 kiến nghị, đề xuất tới các cấp ủy chính quyền, cơ bản các kiến nghị được tiếp thu, giải quyết bằng cơ chế, chính sách.

Về xây dựng các mô hình, câu lạc bộ nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án: các cấp Hội Phụ nữ tích cực xây dựng, nâng cao hiệu quả các mô hình vận động hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội, như: 8/8 huyện/thành phố ra mắt 17 “Làng quê an toàn/Khu phố an toàn”; 145 CLB xây dựng gia đình hạnh phúc; 419 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 40 CLB  Phụ nữ với pháp luật; 115 “Chi hội phụ nữ thực hiện phân loại và xử lý rác thãi hữu cơ bằng vi sinh bản địa IMO tại hộ gia đình”; 12 “Làng nông thôn mới/Khu phố kiểu mẫu”; 161 “Làng 3 sạch/ khu phố 3 sạch”; 12 “Chi hội PN 5 không, 3 sạch”; 43 “Khu dân cư không rác thải”; 7 CLB “Không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em”, 04 CLB “Phụ nữ kinh doanh sản xuất thực phẩm an toàn”; 453 CLB Phụ nữ hát dân ca Quan họ; 279 CLB Bóng chuyền hơi nữ, 204 CLB TDTT khác như khiêu vũ, zumba, dân vũ.....

Có thể khẳng định, sau gần 5 năm thực hiện Đề án 938, với sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt vai trò chủ trì của Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN cấp huyện, cơ sở; những kết quả nổi bật nêu trên đã góp phần quan trọng vào nâng cao kiến thức, kỹ năng, thực hành của phụ nữ, phát huy vai trò chủ động của phụ nữ trong việc ứng phó và tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, thực hiện hiệu quả mục tiêu của Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

Nguyễn Phương Mai

TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh