Cán bộ, đảng viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức khiêm tốn, giản dị của Bác Hồ

16/02/2022 11:20 Số lượt xem: 2438

Bác Hồ là tấm gương trong sáng của đạo đức khiêm tốn, giản dị.

  Đức tính khiêm tốn, giản dị của Người đã trở thành tác phong của toàn Đảng ta. Tác phong ấy đã góp phần xứng đáng vào việc xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam là “ Đảng đạo đức, Đảng văn minh”. Tác phong ấy là đường hướng trong việc “xây dựng con người Việt Nam có những đức tính: có tinh thần yêu nước; có ý thức tập thể; có lối sống lành mạnh cần kiệm trung thực, nhân nghĩa; lao động chăm chỉ; thường xuyên học tập”.

  Bởi thế, nhiều chính khách ở nước ngoài khi nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đều đặt vấn đề: nên tập trung nói về đức tính giản dị khiêm tồn của Cụ Hồ và về kiểu cách mẫu mực đặc biệt của con người Cụ.

  Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác Hồ được thể hiện bằng những hành động trước sau như một ở chính cuộc sống đời tư của Người.

  Bác Hồ rất ít khi nói về mình và không chịu để ai nói về mình.

Những lần đến thăm các nơi, khi mọi người hô “Bác Hồ muôn năm”, là Bác đã dơ tay ra hiệu đề nghị mọi người dừng, và nếu thấy mọi người hô 2, 3 lần là Bác tỏ ra không vui. Và đến thăm bất cư nơi nào, Người không cho tổ chức đón tiếp theo kiểu trống rong, cờ mở, ồn ào, náo nhiệt, linh đình. Thế nhưng mọi người vẫn sung sướng quây quần bên Bác như cảnh đoàn viên sum vầy bên gia đình.

 Sau 12/8/1969, Bộ Chính trị tổ chức họp bàn về việc chuẩn bị kỷ niệm 4 ngày lễ lớn trong năm 1970. Cuộc họp vắng Bác, vì lúc đó Bác đang mệt nặng. Một hôm có đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị vào thăm Bác và báo cáo lại với Bác quyết định của Bộ Chính trị trong cuộc họp vừa rồi. Nằm trên gường bệnh, nghe nói về những kỷ niệm sắp tới, ánh mắt Bác rất vui. Nhưng khi nghe nói tới việc tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Người, Bác bảo: “Các chú nên bàn cho kỹ. Còn ý kiến của Bác, Bác chỉ đồng ý ¾ Nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm 1970. Còn Nghị quyết kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày sinh Lê Nin, 25 năm thành lập nước, thì các chú nên có sớm để tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Hiện nay các cháu học sinh đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ cho các cháu, khỏi lãng phí”.

  Nhiều người trong và ngoài nước muốn viết tiểu sử Bác Hồ, nhưng không ai thành công, nguyên nhân vì Bác Hồ không muốn nhắc lại thân thế mình.

  Một tác giả trong nước khi đến đề nghị Bác kể cho nghe về tiểu sử Người nói: “Tiểu sử, đấy là một ý kiến hay, nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ, sau 80 năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta phải làm những việc hết sức cần kíp đi đã. Còn tiểu sử của tôi: thong thả hãy nói đến”.

  Si gô Si ba ta, nhà sử học Nhật Bản khi đến gặp Cụ Hồ để xin viết về tiểu sử của gười, Người trả lời: “Trước hết xin viết lịch sử của nhân dân Việt Nam, khi viết xong tôi sẽ viết lịch sử của tôi”;

  Tại Hội nghị khoa học quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ tổ chức tại Hội trường Ba Đình-Hà Nội (5-1990), một học giả nước ngoài đã cảm động nói: Người không bao giờ viết những luận văn đồ sộ hoặc bản tự thuật...người thường tránh những câu hỏi về quá khứ của Người với những lời ứng đội như: quá khứ của tôi không quan trọng, tôi chỉ quan tâm tới tương lai, hoặc như tôi là một người già và tôi muốn giữ những bí mật nhỏ bé của tôi. Hãy đợi cho đến khi tôi chết;

  Năm 1964, khi quốc dân bầu Bác làm Chủ tịch, các nhà báo đến hỏi về Người,bắt buộc phải nói về mình, Người bắt buộc phải nói về mình, thì Người đã nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào ho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui.

  Tôi chỉ có một sự ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập. Dân ta được hoàn toàn tự do. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

  Người không bao giờ đồng ý để cho bất kỳ ai ca ngợi mình.

 Nhân ngày sinh của Người, hợp tác xã Ngù Xã-Hà Nội có ý định đúc một bức tượng Bác bán thân bằng đồng. Bác bảo đồng chí phục vụ: Chú sang nói với Trung ương trong lúc đồng khan hiếm không được làm như vậy. Đem số tiền định đúc tượng Bác xây thêm cho các cháu một phòng học. Biết bao anh hùng liệt sĩ sao không đúc tượng, lại đúc tượng Bác?;

  Giáo sư Han rích Đơ rắc ke, nhà điêu khắc của Cộng hòa dân chủ Đức trước đây, trong dịp sang Việt Nam với ý định là nặn tượng Bác Hồ. Giáo sư nói: Một điều làm tôi suy nghĩ là đi nhiều địa phương ơ Việt Nam tôi thấy hầu như không có một bức tượng nào về Hồ Chí Minh. Khi tôi thổ lộ những suy nghĩ đó của mình với các bạn đồng nghiệp Việt Nam, các bạn ấy nói: Chúng tôi sẽ hết sức giúp đồng chí. Nhưng cũng khó thực hiện đấy!

  Bác ngày càng già, các nghệ sĩ nặn tượng thiết tha muốn tạo một bức tượng thật đẹp về Bác. Có người xin gặp Bác, Bác cho gặp , nhưng không cho làm tượng. Bác nói: Không có nhân dân thì không có Bác. Các chú hãy nặn tượng đồng bào, chiến sĩ, nặn tượng thanh, thiêu niên anh hùng. Bác nhắc nhở chúng ta “Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Có lần ngành Văn hóa đến xin phép dựng nhà lưu niệm bác ở Nam Liên (Nghệ An), ở Pắc Bó (Cao Bằng), Bác nói: “Các chú thương Bác thì nên lo lấy cái ở, cái mặc, cái ăn của bà con ở đấy. Dựng nhà lưu niệm tốt làm gì, nếu bà con ở vùng này ăn chưa no...Đó là cách lưu niệm tốt nhất”.

  Sự khiêm tốn ở Bác thể hiện ơ tầm cao vĩ đại giữa đời thường.

Hàng năm cứ đến dịp ngày sinh của Bác, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình. Bác nói: “Bác cám ơn các chú đã có lòng, nhưng trong lúc toàn dân ta đang kháng chiến gian khổ, mọi công việc hết sức khẩn trương mà lại tổ chức chúc thọ một cá nhân là không nên”. Vì vậy, cứ đến dịp 19 tháng 5 Bác Hồ không bao giờ ở nhà, Bác thường tìm cách đi công tác vắng, Có lần Bác sang thăm Trung Quốc. Hôm ở nhà nghỉ tại Bắc Kinh. Bác gặp đồng chí phụ trách nhà nghỉ: “Tôi sang đây vào dịp này là để tránh việc chúc thọ trong nước. Vì vậy , tôi yêu cầu các đồng chí không tổ chức chúc thọ tôi”.

  Lần khác, Bác cũng sang Trung Quốc Với ý định như Bác đã viết bức thư cho bà Đặng Dĩnh Siêu- cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản Trung Quốc “Tôi đi Trung Quốc lần này có mục đích và yêu cầu thật đơn giản, đó là du lịch, đi để tránh “chúc thọ”, tránh tặng quà”...

  Sự từ chối nghi lễ phiền phức tốn kém về ngày sinh của mình. Tránh việc chúc thọ; tránh việc nói về mình, không muốn để ai tôn sùng mình. Và sống cuộc đới thanh bạch chẳng vàng son, đó là biểu tượng của Người đầy tớ của nhân dân.

  Học tập và làm theo tấm gương đạo đức khiêm tốn giản dị của Bác Hồ, giúp cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phòng ,tránh sự suy thoái hư hỏng như Bác đã dạy “ Xét cho cùng cái xấu trong con người là danh và lợi, bao nhiêu thứ bệnh quy về đây, bao nhiêu tác hại là do đây”

                                                                           Đỗ Ngọc Uẩn

                                                              60-Mai Bang-Suối Hoa-Bắc Ninh